Mô hình 3PL là gì? Có bao nhiêu loại doanh nghiệp 3PL hiện nay?

Mô hình 3PL là gì? Những thông tin thú vị về mô hình này

3PL là gì? Với sự phát triển hiện đại, ngành logistics không chỉ có mỗi khái niệm gói gọn trong vận tải hàng hoá, giao hàng nhanh và kho xưởng. Mà ngành logistic còn tích hợp với nhiều mô hình công nghệ mới hiện đại nhằm mang lại tiện ích cho công ty. Trong số đó mô hình 3PL đang được nhiều người quan tâm. Hãy cùng SGMoving khám phá xem mô hình 3PL logistics là gì thông qua qua bài viết sau đây nhé!

Mô hình 3PL là gì? Những thông tin thú vị về mô hình này
Mô hình 3PL là gì? Những thông tin thú vị về mô hình này

Giải thích mô hình 3PL là gì?

Định nghĩa về mô hình 3PL là gì
Giair đáp thắc mắc mô hình 3PL viết tắt của từ gì

Cụm từ Third Party Logistics được viết tắt là mô hình 3PL, nghĩa là sử dụng các đơn vị dịch vụ ở bên thứ 3, hay còn gọi là hậu cần bên thứ 3. Nói nôm na dễ hiểu là các dịch vụ bên thứ được các công ty thuê để đảm nhận công việc lưu trữ và vận chuyển hàng hoá

Ưu – Nhược của mô hình 3PL

Ưu điểm mô hình 3PL là gì khi sử dụng

Những ưu điểm của mô hình 3PL
Những ưu điểm của mô hình 3PL
  • Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn: Với thị trường quốc tế hiện nay, đơn vị doanh nghiệp khó có thể phát huy tối đa tiềm lực ở tất cả các vùng. Mô hình 3PL có thể là một nguồn thông tin hữu ích trong những vấn đề liên quan đến các thủ tục vận chuyển hàng hoá, các quy định quốc tế,… Nhờ vào chuyên môn cao của họ trong lĩnh vực logistics
  • Thị trường kinh doanh mở rộng: Các doanh nghiệp có thể dựa vào mô hình 3PL để thâm nhập vào thị trường mới mà không cần tạo ra sự hiện diện ở địa phương.
  • Tiết kiệm chi phí, thời gian: Là chuyên gia trong ngành, mô hình 3PL có một mạng lưới rất rộng lớn hơn cả chuỗi cung ứng của doanh nghiệp bạn. Tại lĩnh vực của họ, sẽ có nhiều lựa chọn đa dạng khác nhau và các mức chi phí tốt nhất được thỏa thuận nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng. Khi sử dụng 3PL, bạn cần tiết kiệm nhiều thời gian tiền bạc trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng
  • Nâng cao hài lòng của khách hàng: Nhằm đem lại sư hài lòng an tâm của khách hàng, một đơn vụ cung cấp dịch vụ 3PL chuyên nghiệp sẽ luôn nâng cấp dịch vụ, thường xuyên liên lạc vào giao hàng đúng tiến độ
  • Khả năng mở rộng và khả năng linh hoạt hơn: Mô hình 3PL có thể phục vụ hầu hết khối lượng hay những yêu cầu khó khăn từ khách hàng. Vì thế, các doanh nghiệp phải đối mặt những thách thức như thời điểm thấp và cao điểm, chi phí hậu cần cố định hay những tài nguyên chưa sử dụng

Nhược điểm hình 3PL là gì khi sử dụng

Nhược điểm của mô hình 3PL
Nhược điểm của mô hình 3PL
  • Chi phí trả trước: Càng về lâu dài, khi sử dụng dịch vụ cung dịch vụ 3PL sẽ chắc chắn mang đến những lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với một vài doanh nghiệp ban đầu sẽ gặp khó khăn về chi phí khá lớn.
  • Thiếu kiểm soát: Thiếu kiểm soát ở mô hình 3PL là gì? Là khi bạn đã chọn được công ty thuê dịch vụ 3PL thì đồng nghĩa rằng bạn không thể kiểm soát được tình trạng hàng hoá của mình. Thế nên, khi có phát sinh vấn đề xảy ra thì bạn là người đầu tiên biết nhưng lại là người sẽ chịu trách nhiệm chính với các khách hàng của mình.
  • Vấn đề về bảo mật thông tin: Khi hợp tác với công ty cung cấp dịch vụ 3Pl, bạn sẽ có thể cần phải cung cấp những thông tin kinh doanh của doanh nghiệp với họ. Nếu doanh nghiệp của bạn ưu tiên về tính bảo mật thì bạn có thể cân nhắc lại việc đồng ý cho bên thứ ba tham gia vào hệ thống

Vai trò của mô hình 3PL trong lĩnh vực Logistics Việt Nam hiện nay

Vai trò của mô hình 3PL là gì
Vai trò của mô hình 3PL là gì

Một số khu công nghiệp hiện nay đã sử dụng những mô hình dịch vụ logistics cung ứng 3PL rất thực tế gồm có Cross Dọc, hay kho VMI,… Nhưng hầu hết đều tập trung vào những doanh nghiệp bên nước ngoài

Mô này là sự kết hợp của các loại hình giao nhận hàng cùng với dịch vụ vận tải với sự tiến bộ của những kỹ thuật hiện đại, tiên tiến tiến để cung cấp cho doanh nghiệp, khách hàng với lợi ích tốt nhất. Những giá trị mới mẻ, giá trị gia tăng của chuỗi cung ứng hàng hoá đó là những yêu cầu, thông điệp mà bên cung ứng ,muốn đem đến cho người tiêu dùng thông qua các sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Hiện nay, các công ty tại Việt Nam cũng đang áp dụng mô hình 3PL phổ biến bằng việc thuê dịch vụ của các đơn vị cung cấp logistics vận tải như vận tải hàng không, giao nhận hàng hoá,…

Việc phát triển cho dịch vụ hậu cần cung cấp thông tin tài tài chính tư vấn và bảo hiểm đang rất ít hoặc chưa có công ty nào chịu thêm phí để phát triển. Điều đó cho chúng ta thấy rằng sự chênh lệch tương quan giữa nghề nghiệp của các nhà cung cấp dịch vụ 3PL tại Việt Nam. Nói chung trên toàn cầu thì cũng có mức độ khó khăn khá cao về những đơn vị cung cấp dịch vụ 3PL logistics và các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn đang chiếm lợi thế về việc cung ứng một và dịch vụ truyền thông bao gồm vận tải nội địa, quản lý kho xưởng

5 loại doanh nghiệp 3PL là gì?

Hiện nay các doanh nghiệp 3PL được chia thành 5 loại chính, cụ thể bao gồm sau đây:

  • Cung cấp dịch vụ vận chuyển (Transportation-based LSPs): Những đơn vị doanh nghiệp của loại hình này thường tập chủ yếu vào việc không chỉ cung cấp 5 phương thức vận tải, mà còn là danh mục giải pháp Logistics toàn diện bao gồm vận chuyển theo hợp đồng chuyên dụng, quản hoạt động vận tải, trung tâm vận hành và phát triển những giải pháp logistics
  • Cung cấp dịch vụ phân phối (Distribution-based LSPs): Dịch vụ của loại doanh nghiệp này là cung cấp dịch vụ lưu kho theo hợp đồng. Chủ yếu liên quan đến quản lý hàng tồn kho, lưu trữ sản phẩm và quản lý đơn đặt hàng, nhiều LSP phân phối cũng có dịch vụ vận chuyển hạn chế nhằm hỗ trợ khách hàng của họ điều phối, tối ưu hoá và thực hiện giao hàng qua mọi phương thức.
  • Cung cấp dịch vụ giao nhận (Forwarder-based LSPs): Loại hình dịch vụ này gồm có đơn vị giao nhận, môi giới và đại lý quản lý việc tìm kiếm và điều hành vận tải cho khách hàng. Điều đặc biệt là họ không có những thiết bị vận chuyển nào mà họ sắp xếp vận chuyển cho các lô hàng TLT (Less than truckload), đặt hàng bằng hàng không và đường biển, hỗ trợ vận chuyển hàng hoá toàn cầu, cũng như chuẩn bị, xử lý tài liệu và cung cấp những dịch vụ vận tải khác.
  • Cung cấp dịch vụ công nghệ (Technology-based LSPs): Khi công nghệ tiến bộ, các nhà cung cấp dịch vụ logistics cũng đã giảm tự động hóa chi phí quản lý thông tin. Nhiều doanh nghiệp đang tìm đến dịch vụ LSP để sử dụng kiến thức chuyên môn. Họ thu thập và xử lý dữ liệu, đưa dữ liệu trực tiếp vào hệ thống cốt lõi của mình, thực hiện các hoạt động thương mại điện tử, cung cấp quản lý ngoại lệ tự động và tham gia vào chuỗi cung ứng trên nền tảng web.
  • Cung cấp dịch vụ tài chính (Financial-based LSPs): Những dịch vụ cung cấp bởi Loại LSP này đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tài chính cho người gửi hàng từ các hoạt động vận chuyển. Các chức năng bao gồm phân loại hàng hóa, thanh toán chi phí vận chuyển, kiểm toán hóa đơn hàng hóa và quản lý tài chính tổng thể. Ngoài ra, các dịch vụ khác cũng cung cấp khả năng theo dõi và giám sát, thanh toán điện tử, quản lý tiền tệ quốc tế, báo cáo tuân thủ từ phía hãng vận chuyển và quản lý các yêu cầu vận chuyển hàng hóa.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc về mô hình 3PL là gì mà SG Moving vừa chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết trên còn có thể giải đáp được thắc mắc những vấn đề liên quan mô hình 3PL như mô hình 3PL viết tắt của từ gì hay có bao nhiêu loại doanh nghiệp.

sgmoving.vn kênh thông tin lĩnh vực vận tải, review các công ty chuyển nhà, chuyển văn phòng, chuyển kho xưởng, chuyển máy móc, chuyển phế liệu xây dựng.

Fanpage: https://www.facebook.com/sgmovingvn

Website: https://sgmoving.vn/

Email: topsgmoving.vn@gmail.com

Rate this post